Gà đá bị khò, hen suyễn là một loại bệnh phổ biến và phát triển nhanh ở gia cầm. Bài viết dưới đây, AE888 sẽ đề cập đến vấn đề này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị và cách phòng tránh bệnh khò khè ở gà để bảo vệ tốt các chiến kê của mình nhé.
Gà đá bị khò có dấu hiệu gì?
Gà đá bị khò khè thường có nhiều đờm, đặc điểm này biểu thị rõ nhất ở gà chọi. Thường thì vào mùa đông gió lạnh gà không được ủ ấm hoặc sau khi tham gia những trận đá gà. Gà đá bị khò khè thường có những dấu hiệu sau.
Gà đá khò khè nhiều đờm
Nếu bạn quan sát thấy gà có dấu hiệu khó thở, phải mở miệng khi thở hay thở khá khó khăn thì rất có thể gà đang bị khò. Bởi vì đờm chính là nguyên nhân làm tắc cổ họng và tắc đường thở của gà. Để có thể thở bình thường, gà thường lắc đầu mạnh để loại bỏ những dịch mũi bên trong cơ thể.
Gà ăn kém
Dấu hiệu chán ăn là một dấu hiệu thường thấy nên khó có thể nhận biết được liệu chúng có phải là dấu hiệu của gà đá bị khò hay không. Để có thể phân biệt gà kém ăn là do khò khè hay do hệ tiêu hóa có vấn đề thì bạn cần quan sát thêm một vài triệu chứng khác.
Gà hoạt động kém
Tiếp theo, nếu gà bị khò khè thì chúng thường lười vận động, ủ rũ hơn. Cơ thể tự điều tiết làm chúng lười vận động, giảm tối đa quá trình hô hấp, thở chậm và nhẹ khiến chúng thấy dễ chịu hơn.
Xem thêm >>> Dòng gà đá mu lưng – Đâu là cách khắc chế hiệu quả
Gà bị sưng mắt
Một dấu hiệu phổ biến và bạn có thể khẳng định 100% rằng gà có bị khò khè hay không đó là quan sát mắt, mũi, vòng cung quanh mắt sưng, có nước mắt chảy, khu vực mũi đóng cục.
Một số nguyên nhân dẫn đến gà đá bị khò
Tình trạng gà đá bị khò khè là vấn đề phổ biến. Do là bệnh thông thường nên cách điều trị khá đơn giản. Tuy nhiên bạn không nên quá chủ quan tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. Vậy, gà đá bị khò khè nguyên nhân do đâu?
Môi trường sống
Đa phần các bệnh về đường hô hấp, hen thường lây qua không khí. Do đó, nếu gà của bạn bị khò thì rất có khả năng xung quanh khu vực bạn sống xuất hiện chuồng trại nhiễm bệnh. Dụng cụ tiếp xúc, người chăn nuôi nhiễm hoặc gà hàng xóm nhiễm bệnh đi ăn với đàn gà của bạn sẽ là những yếu tố lây lan chủ yếu. Do đó, người chăn nuôi cần rào chắn khu vực chăn nuôi cẩn thận và sát khuẩn thường xuyên.
Môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của gà đá. Nếu bạn để gà sống trong môi trường ẩm thấp, thiếu ánh sáng và không được vệ sinh sạch sẽ thì gà rất dễ nhiễm bệnh.
Từ mẹ sang con
Trường hợp này ít khi xảy ra. Nếu không may xảy ra thì gà con sẽ rất khó sống đến lớn. Gà con bị khò khè dễ có nguy cơ nhiễm trùng phổi. Do đó, bạn nên quyết đoán và loại bỏ những chú gà con nhiễm bệnh khò khè trong trường hợp này.
Sau khi tham gia thi đấu
Nếu bạn quên chăm sóc gà sau khi đấu như lau nước ấm, xoa thuốc dịu cơ bắp, vỗ đờm, sát trùng vết thương, bổ sung chất dinh dưỡng thì gà sẽ dễ nhiễm bệnh và nhiễm trùng. Điều này ảnh hưởng đến thể trạng của gà, dẫn đến bị thở dốc.
Xem thêm >>> Có nên cắt mồng gà đá? Tổng hợp mọi chi tiết từ A-Z
Cách trị gà đá bị khò khè hiệu quả nhất
Bạn đang không biết cách trị gà đá bị khò khè cũng như thuốc trị khò khè cho gà đá, hãy theo dõi tiếp nội dung sau. Mỗi cách chữa trị gà bị khò khè đều có ưu nhược điểm riêng nên bạn hãy tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi dùng nó để chữa trị cho chiến kê của mình.
Dùng thuốc chữa khò khè cho gà đá
Dùng thuốc chữa bệnh cho gà là một cách khá phổ biến. Vì chúng đơn giản, mang lại hiệu quả cao mà không tốn nhiều công sức. Hiện nay, người chăn nuôi thường dùng những loại thuốc sau để chữa gà bị sổ mũi:
- Thuốc tây: Thuốc Ery được sử dụng nhiều trong điều trị khò khè ở gà đá. Thời gian điều trị của thuốc này thường khoảng 3-5 ngày là hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Premoxil 550 trị tang để chữa trị cho chiến kê của mình.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh là loại thuốc giúp ngăn ngừa, chữa trị, làm kìm hãm sự phát triển khi gà của bạn đang bị bệnh nhẹ. Nó còn giúp loại bỏ những tác nhân gây ra đờm, giúp nâng cao sức đề kháng của gà.
- Tiêm thuốc: Tiêm thuốc là lựa chọn không tồi nhưng bạn cần cân nhắc vì nó có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng của gà.
Chữa theo dân gian
Ưu điểm của cách này là gà của bạn sẽ ít bị di chứng hoặc xuất hiện những tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, cách này tốn thời gian và lâu khỏi hơn.
- Dùng tỏi: Hiện nay có nhiều sản phẩm tinh dầu tỏi. Bạn có thể chọn mua để dùng cho cả người và gà. Đối với tinh dầu tỏi, bạn cần nhỏ 3 giọt vào miệng gà trước khi ăn. Với tỏi tươi thì đập dập nhét trực tiếp vào miệng gà.
- Dùng lá trầu không: Bạn có thể dùng 3 lá trầu không cùng 1 ít muối cho vào cối giã nhuyễn và cho gà uống trực tiếp. Nhét vào miệng gà cho đến khi gà nuốt sạch.
Mách bạn cách phòng gà đá bị khò khè như thế nào?
Sau khi gà đá tham gia bất kỳ 1 trận đấu nào bạn cần cho gà chạy lồng để làm ấm thân thể. Sau đó vỗ sạch đờm cho gà của mình. Bạn cũng nên cho gà phơi nắng thường xuyên để gà có sức đề kháng tốt.
Môi trường sống là điều quan trọng quyết định đến thể trạng của gà. Người chăn nuôi cần thiết kế chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, thuận tiện vệ sinh. Tuyệt đối không để các chất thải tồn đọng trong chuồng dễ phát sinh mầm bệnh. Bạn có thể dùng vôi bột rắc đều và ủ để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh.
Gà đá bị khò không quá nghiêm trọng nếu bạn chú ý và chăm sóc chúng cẩn thận, chữa trị kịp thời và đúng cách tùy mức độ. Hãy theo dõi AE888 để thường xuyên cập nhật những thông tin hữu ích về chăm sóc vật nuôi hiệu quả, khoa học nhé!