Có Nên Cắt Mồng Gà Đá? Tổng Hợp Mọi Thông Tin Chi Tiết Từ A-Z

Việc cắt mồng gà đá là điều không hề đơn giản, đòi hỏi anh em cần có kinh nghiệm cũng như hiểu biết. Nếu không sẽ gây hậu quả nặng nề cho chiến kê. Vậy có nên cắt mồng gà đá hay không? Bài viết dưới đây, hãy cùng AE888 giải đáp chi tiết về vấn đề được nhiều người quan tâm trong thời gian qua nhé.

Tầm quan trọng của mồng gà

Mồng gà là gì? Đây chính là tên gọi khác của mào gà, phần thịt nằm ngay trên phần đỉnh đầu của gà. Và mỗi giống gà sẽ có hình dáng, màu sắc khác nhau. Và đây cũng là điểm nhấn giúp các sư kê nhận biết được lối đá và sức chiến đấu của chúng.

Như các bạn đã biết, mồng gà là một bộ phận khá nhỏ trên cơ thể của gà đá. Tuy nhiên, mồng gà lại đóng một vai trò rất quan trọng như:

  • Mồng gà giúp anh em biết được sức khỏe của gà đá. Ví dụ như khi gà đá bị bệnh thì màu sắc của mồng gà được đổi sang màu nhạt hoặc đậm hơn so với màu sắc bình thường. Bên cạnh đó, chúng còn nổi lên bề mặt những đốm trắng.
  • Bộ phận này giúp cho gà chọi có thể giải được nhiệt: cũng giống như đôi tai của voi, mồng gà đá giúp cho gà giải tỏa được thân nhiệt, làm mát dòng máu lưu thông đi qua mồng gà hoặc tích gà.
  • Cuối cùng, thông qua mồng gà có thể xem được tướng bởi trên thực tế, mồng gà có rất nhiều hình dạng cũng như kích thước khác nhau nhưng mỗi loại lại có những điểm riêng biệt. Đây cũng là điểm để các sư kê xem khi chọn gà đá.
có nên cắt mồng gà đá
Mồng gà còn có tên gọi khác là mào gà

Các dạng mồng gà phổ biến

Dưới đây là một số mồng gà phổ biến mà anh em bên biết:

  • Chè mông: loại mồng gà này có đặc điểm là dày, khá rộng và gần như rất phẳng ở trên. Dạng này khá ít thịt, cuối có mào thuôn dài và có thể nhô cao. Mặt phía trên thân của gà đá hơi phồng lên và có những gai tròn nhỏ khá lởm chởm.
  • Lá mồng gà: dạng này thì mồng gà khá mềm và thịt mịn, gốc của mồng gà đá sẽ kéo dài từ nhỏ cho đến đỉnh đầu. Cũng tùy vào giống gà, đối với giống gà mái thì thẳng hoặc vẹo tùy loại, đối với gà trống thì mồng gà to và dày hơn.
  • Quả dâu mông: Dạng mồng gà này thì có lỗ mộng thấp, dài vừa phải và phía trên đỉnh đầu có 3 khía, rãnh ở giữa thì cao hơn 2 bên, có khía, gai nhỏ hoặc nhẵn.
  • Mồng ác: Mồng khá tròn, có chiều dài nhỏ hơn chiều rộng, đỉnh gấp nếp xen ngang bởi răng cưa khá nhỏ, lởm chởm ở trước và giữa mồng.
  • Mồng óc: đây là dạng mồng đặc, phía trên bề mặt gấp nếp giống như hạt óc chó.

Có nên cắt mồng gà đá không?

Đây cũng là bắn khoăn của nhiều sư kê, có nên cắt mồng gà đá hay không thì câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây. Trên thực tế cắt mồng gà đá không hề ảnh hưởng đến lối đánh hay khả năng ra trận của chúng. Đối với những giống gà chọi đá, mồng lớn và dài thì việc cắt mồng gà sẽ không hề bị vướng, trở nên gọn gàng và mở rộng tầm nhìn của chúng hơn.

Hơn nữa, trong lúc giao đấu sẽ hạn chế tối đa được việc đối thủ đá cựa vào mồng. Nếu việc này xảy ra sẽ làm mồng chảy máu, gây bất lợi và mất khả năng giành chiến thắng. Và việc cắt mồng gà đá là nên làm, tuy nhiên cần đúng kỹ thuật cũng như thao tác cần nhanh chóng để tránh để lại những hậu quả khó lường về sau.

có nên cắt mồng gà đá
Có nên cắt mồng gà đá không?

Và cũng không nên cắt mồng gà đá khi chúng còn quá nhỏ bởi việc làm này sẽ ảnh hưởng đến sức cũng như khả năng sinh trưởng vì bạn cần tẩm bổ vết thương cho chúng. Nếu muốn cắt mồng, anh em nên đợi lúc gà đá hoàn thiện việc thay lông và mồng; gà có tiếng gáy đầy nội lực, khoảng tầm hai tháng sau khi gà học gáy. Đây cũng chính là thời điểm phù hợp để cắt tỉa mồng gà đá một cách gọn gàng, đẹp đẽ hơn.

Cách cắt mồng gà đá ít bị ra máu

Việc cắt mồng gà cần hết sức cẩn trọng bởi có thể làm cho gà đá bị đau cũng như nhiễm trùng. Chính vì thế, dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra quy trình cắt mồng gà đá ít bị ra máu ít nhất có thể:

Chuẩn bị những gì?

  • Nên cắt mồng gà đá vào buổi tối, nên chọn vào những ngày cuối cùng của tuần rằm bởi vì những ngày này máu của gà đá ít bị dồn lên đầu.
  • Bên cạnh đó, anh em sư kê nên bổ sung vitamin K trước khi tiến hành cắt.
  • Xác định rõ ràng vị trí cũng như hình dáng cần cắt.
  • Hãy chuẩn bị kéo đã được sát khuẩn, cồn, thuốc để cầm máu và khăn lau vết thương.

Các thao tác cắt tỉa mồng gà

  • Để quá trình cắt mồng gà đá diễn ra thuận lợi hơn thì cần có hai người: một người giữ gà và một người tiến hành cắt.
  • Tiếp đến, hãy khử trùng thật kỹ kéo và mồng gà, cắt non trước sau đó mới tiến hành tỉa từ từ sao cho mồng gà đẹp cũng như đi đúng dáng được xác định từ trước.
  • Cuối cùng, hãy chuẩn bị một chiếc khăn ấm đã khử khuẩn, ép vào vết cắt và tiến hành rắc thuốc cầm máu. Khi máu đã đông lại và ngừng chảy thì thả gà đá vào chuồng.
có nên cắt mồng gà đá
Thao tác cắt tỉa mồng gà đá

Hậu phẫu

Sáng hôm sau, anh em nên kiểm tra thật kỹ xem máu đông có chảy tiếp hay không. Nếu có, hãy vệ sinh sạch sẽ vết thương và cho gà đá uống kháng sinh 2 lần trên một ngày để tránh tình trạng nhiễm trùng xảy ra.

Nên tách chuồng để tránh tình trạng xô xát với những con gà khác, tránh làm hở miệng vết thương. Và không nên cho gà đi chọi trong khoảng thời gian này.

Trên đây là một số những thắc mắc liên quan đến có nên cắt mồng gà đá hay không mà AE888 cung cấp đến bạn đọc. Cắt mồng gà không hề dễ dàng, đòi hỏi kỹ thuật cũng như kinh nghiệm rất cao. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc sẽ giúp bạn có câu trả lời hay nhất. Hãy theo dõi chúng tôi thường xuyên hơn để cập nhật những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này nhé.