Cách Chăm Sóc Gà Chọi Trước Khi Đá Khỏe & Chiến Nhất

Một chú gà chọi có lực lưỡng, có khả năng chiến đấu hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách nuôi gà. Để nuôi một chú gà có khả năng đá giỏi cần có sự nghiên cứu tỉ mỉ trong kỹ thuật chăm sóc cũng như tập luyện. Bài viết sau AE888 sẽ chia sẻ đến đọc giả cách chăm sóc gà chọi trước khi đá, có sức bền và khả năng chiến đấu cao.

Chế độ dinh dưỡng khi chăm gà chọi đi đá

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố đầu tiên mà người nuôi gà cần quan tâm khi tìm hiểu cách chăm sóc gà chọi đi đá. Thức ăn của gà gồm 2 loại chính là thức ăn thường và thức ăn bổ dưỡng.

Thức ăn thường

Thức ăn chính của gà là thóc. Tuy nhiên bạn không nên cho gà chọi ăn lúa trực tiếp như các loại gà thông thường. Thóc cần được ngâm để loại bỏ các hạt lép. Nếu có điều kiện bạn cũng có thể cho gà ăn thóc ngâm mọc mầm. Bởi vì chất dinh dưỡng trong chúng sẽ cao hơn so với thóc thông thường.

cách chăm sóc gà chọi đi đá
Bí quyết chăm sóc gà chọi trước khi đi đá

Nhiều người còn sử dụng nhiều phương pháp chế biến như: nấu chín, phơi sương qua đêm, lên men, phơi khô. Bởi làm vậy gà sẽ chắc thịt hơn, sung sức hơn trong các trận đấu.

Thức ăn bổ dưỡng

Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung mồi và chất tanh cho gà đá. Thực phẩm được sử dụng nhiều nhất là thịt lợn hoặc các loại thịt bò, chất tanh từ bò sát. Các thức ăn này nên bổ sung vào buổi trưa để đảm bảo gà có thể tiêu hóa tốt nhất.

Theo chế độ khoa học thì với chu kỳ 2-3 ngày, bạn có thể bổ sung thêm cho gà lòng đỏ trứng, thịt bò, cá sống không để máu tươi, cà chua, đậu đỗ… Rau xanh cũng rất quan trọng với thể trạng của gà. Bạn có thể bổ sung rau muống, bí đỏ,,… trong khẩu phần ăn của gà để tạo cảm giác mới mẻ, tiêu hóa tốt, không bị xót ruột.

Việc bổ sung các loại vitamin và canxi cũng rất quan trọng. Đây là những chất giúp gà có lực chiến đấu hơn.

Chế độ luyện tập gà chọi đi đá như thế nào?

Bên cạnh chế độ ăn uống thì chế độ luyện tập cũng quan trọng không kém. Bạn cần đảm bảo việc luyện tập thường xuyên cho gà. Việc này giúp gà có sức khỏe dẻo dai và tăng cao bản lĩnh chiến đấu.

Tập thể dục hàng ngày

Trong những ngày thông thường, bạn có thể dùng các loại dung cụ chuyên dụng để tập luyện cho gà. Chúng sẽ giúp gà tăng lực đấu, có sức đề kháng tốt. Từ đó tăng sức mạnh cho các bó cơ chân và cơ đùi.

Tập vần đòn, vần hơi

Trong thời gian 1 tháng, bạn có thể xen kẽ các buổi vần đòn, vần hơi cho gà. Đây là một cách rèn luyện sức khỏe cho gà hiệu quả.

cách chăm sóc gà chọi đi đá
Khẩu phần ăn hợp lý giúp gà phát triển tốt

Các buổi vần hơi thì khoảng từ 3-5 hồ chơi là vừa phải. Nếu có thể thì khoảng 1 tháng sắp xếp 2-3 lần vần đòn. Bạn cần chú ý đến cách chọn trạng gà cũng như bọc cựa gà cẩn thận. Điều này sẽ giúp gà dạn đòn, chịu đau quen hơn và tăng cường thể lực. Các hồ đòn thường là 5-6 hồ.

Xem thêm >>> Gà đá bị khò – Cách chữa bệnh đơn giản & hiệu quả nhất

Giai đoạn xổ gà

Trước khi chiến kê của bạn chiến đấu, bạn nên đem về một con gà có ngoại hình tương tự. Sau đó bịt cựa gà và thả để chúng tự đá lẫn nhau làm quen. Qua nhiều lần luyện tập như vậy, gà sẽ trở nên gan dạ, khôn và quen cảm giác bị đòn để không bị bỡ ngỡ khi thi đấu.

Giai đoạn nước rút

Trong giai đoạn này, bạn cần làm gà mất thăng bằng bằng cách nâng ức gà lên cao sau đó thả tay. Lúc này, gà sẽ mất thăng bằng và tìm cách để chống chân. Luyện tập như vậy sẽ giúp gà quen thủ thế khi lên sàn.

Mách bạn chế độ chăm sóc gà chọi đá

Chế độ chăm sóc gà đi đá giúp gà khỏe hơn, có thể phát hiện các bệnh thường thấy ở gà nhanh chóng. Dựa vào cách nuôi gà đá cùng chế độ chăm sóc gà chọi đi đá bạn có thể nhanh chóng đưa ra các biện pháp chữa trị bệnh tật tốt nhất.

cách chăm sóc gà chọi đi đá
Lưu ý trong chế độ chăm sóc gà chọi đá

Cho gà tắm nắng

Bạn nên cho gà tắm nắng vào các buổi sáng sớm. Việc này sẽ giúp gà tổng hợp chất vitamin D dưới ánh nắng mặt trời. Từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể. Không nên để gà dưới sương đêm, gà sẽ dễ mắc bệnh hen suyễn, khó thể.

Om bóp cho gà

Bạn có thể om bóp cho gà thường xuyên bằng các bài thuốc dân gian. Việc om bóp liên tục sẽ giúp da gà đỏ hơn, dày hơn, đảm bảo gà không bị mốc. Gà đá bị mốc là ác mộng của nhiều người nuôi gà.

Nhiều người thường chọn cách om bóp bằng các bài thuốc như ngâm nước nóng cùng nghệ, rượu và quế. Om bóp vào sáng sớm sẽ tăng thêm hiệu quả.

Xem thêm >>> Dòng gà đá mu lưng – Đâu là cách khắc chế hiệu quả

Dọn dẹp chuồng trại

Việc đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, thoáng gió là một điều vô cùng quan trọng để giúp gà có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, bạn không nên thay đổi nhiệt độ quá đột ngột. Điều này sẽ giúp gà ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào ngày hè. Bạn cũng có thể lắp thêm các loại đèn sưởi cho gà.

cách chăm sóc gà chọi đi đá
Hướng dẫn cách nuôi gà chọi đá khỏe mạnh

Bổ sung cát trong khu nuôi

Người chăn nuôi cần có những cồn cát hố sạch để gà tắm nắng hoặc tự làm sạch. Đây là một trong những cách chăm sóc gà chọi đi đá bạn cần chú ý.

Cách chăm sóc gà chọi sau khi đi đá về

Sau khi đi đá về, gà chọi thường rất yếu và đi kèm các chấn thương làm cho cơ thể gà dễ nhiễm lạnh, gà dễ bị chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu,… Do đó, cách chăm sóc cho gà chọi khi đá về rất quan trọng để chúng có thể hồi phục nhanh nhất.

Xử lý khi gà đi đá về

Sau khi gà đi đá về thì cơ thể sẽ có rất nhiều đất, bụi bẩn và cả máu do những vết thương do gà đá nhau gây ra. Gà cũng có thể bị sưng đầu, bầm tím do đó nhiều người sợ gà đau mà không đụng vào khiến vết thương càng nặng hơn.

Kiểm tra chân gà

Gà chọi thường dùng băng dính để quấn cựa nên có thể dẫn đến việc vỡ mạch máu và phù nề. Do đó, sau khi kiểm tra vết thương thì bạn cần cho gà ngâm chân với nước lạnh khoảng 20-30 phút. Điều này sẽ giúp gà giảm căng cơ và đỡ bị phù nề.

cách chăm sóc gà chọi đi đá
Sau khi gà đá về thì cần chăm sóc như thế nào?

Nếu gà bị gió yếu chân sau khi đá thì chỉ cần dùng dầu gió om bóp chân cho gà hàng ngày thì gà sẽ nhanh chóng phục hồi. Do đó, muốn chăm sóc gà đá khỏe đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì.

Chuẩn bị nơi ở và kiểm tra sức khỏe

Khi mới đá về thì cơ thể gà còn khá yếu nên bạn cần nhốt riêng để gà được nghỉ ngơi. Chuồng gà phải được dọn sạch sẽ và kín gió tránh việc gà bị nhiễm lạnh. Trong trường hợp thời tiết mùa đông thì bạn cũng có thể dùng thêm đèn bóng sưởi, quạt sưởi. Mùa hè thì nên để thêm một máng nước cho gà.

Việc chăm sóc gà chọi trước khi đá đòi hỏi người nuôi phải đam mê và chịu khó. Hy vọng với những hướng dẫn trên của AE888 vừa rồi đã giúp bạn có thêm những kiến thức chăn nuôi gà chọi hữu ích.